Tiểu sử tóm tắt tên đường Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Minh Khai
Thứ Ba, 16/07/2024 09:07
- Lộ giới: 26,0m; Lòng đường: 14m, vỉa hè 6x2m, độ dài 1.450m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: giáp Quốc lộ 1A, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm; Điểm cuối: Giáp đường Bến xếp dở hàng hóa Công ty Minh Phú, ấp Thạnh Điền, xã Lý Văn Lâm.
Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941), liệt sĩ, nhà hoạt động cách mạng, thế hệ tiền bối của Đảng Cộng sản Việt Nam, lúc nhỏ bà có tên là Vịnh, quê ở xã Vịnh Yên, nay thuộc thành phố Vinh, Nghệ An. Bà theo học Quốc ngữ từ nhỏ. Năm 1927, bà gia nhập Đảng Tân Việt và có chân trong Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930, bà sang Trung Quốc làm việc tại Văn phòng Đông phương Bộ Quốc tế Cộng sản. Năm 1931, bà bị mật thám Pháp bắt ở Hồng Kông, đến năm 1934 được trả tự do. Trong năm này bà cùng ông Lê Hồng Phong được cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản tại Mạc Tư Khoa. Bà cưới chồng (ông Lê Hồng Phong) tại đây, rồi vào học Đại học Đông Phương Staline. Năm 1936, bà được phân công vào Sài Gòn, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp khủng bố trắng, đến tháng 7/1940, bà bị địch bắt. Trong tù bà vẫn liên lạc được với tổ chức bên ngoài, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Ngày 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra. Địch vin vào cuộc khởi nghĩa này lấy cớ tử hình một số cán bộ lãnh đạo của Đảng đang bị giam giữ, bà bị xử tử tại Hóc Môn vào ngày 28/8/1941, hưởng dương 31 tuổi. Khi còn trong tù, bà làm mấy câu thơ nói lên ý chí cách mạng của người cộng sản: "Vững chí bền gan ai hỡi ai, Kiên tâm giữ dạ mới anh tài. Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ, Con đường cách mạng vẫn chông gai"... Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Thừa Thiên Huế, Khách sạn Minh Trang, Văn phòng Công ty thương mại Đông á và nhiều đại diện cơ quan cấp tỉnh đóng trên đường này.
Tập tin đính kèm 1
Tập tin đính kèm 2