Tiểu sử tóm tắt tên đường Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Trung Thành
- Lộ giới: 13,0m; Lòng đường: 6m, vỉa hè 3,5x2m, độ dài 309m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Đường Nguyễn Văn Bảy, khóm 5, phường 1; Điểm cuối: đường Tạ Uyên, khóm 5, phường 1.
Nguyễn Trung Thành (1929-?), Đồng chí Nguyễn Trung Thành (tên thường gọi Ba Lò Rèn), sinh năm 1929 tại xã Trà Con, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, trú quán xã Khánh An, huyện Trân Văn Thời, tỉnh Cà Mau; tham gia cách mạng và vào quân đội tháng 01 năm 1946.
Cuối năm 1959, cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước từ phương thức chính trị chuyển sang đấu tranh chính trị kết họp vũ trang. Trước yêu cầu bức bách về vũ khí phục vụ chiến đấu, đâu năm 1960, Tỉnh uỷ Cà Mau phân công ông Nguyên Trung Thành (Ba Lò Rèn) đứng ra gầy dựng XQGCM. Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng làm trưởng ngành đúc Xưởng 131 Nam Bộ (rèn đúc súng ống, lựu đạn...), vì vậy mà có danh Ba Lò Rèn (anh em xưởng gọi thân thương “anh Ba Rèn”).
Ông đảm nhận công việc thành lập và lãnh đạo xưởng trong điều kiện đầy gian nan, thiếu thốn. Ban đầu quân số chỉ có 9 người, dụng cụ chỉ vài ba thứ lặt vặt chưa đầy 20 kg. Phải xin gom trong dân từng cây chĩa, phế liệu bằng đồng, gang, thau... đế làm vỏ đạn; rồi đi đào từng trái bom lép vận chuyển về để tháo lấy thuốc TNT. Trình độ, năng lực anh em còn hạn chế. Tuy vậy, ông đã nhanh chóng ốn định tố chức, chiêu mộ thêm quân số, đào tạo tay nghề, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, động viên anh em vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chang bao lâu, xưởng trở nên lớn mạnh, đông về quân số, giỏi về chuyên môn, sản xuất được mấy mươi loại vũ khí, góp phần đánh chìm tàu sắt, tiêu diệt đồn bót địch, công sự, hầm ngầm, công sở địch... Danh tiếng của xưởng ngày một vang xa.
Cũng từ sự lớn mạnh của xưởng, cuối năm 1960, Quân Khu 9 (gọi tắt “Quân khu”) rút phân nửa quân số đế thành lập xưởng Quân khu (T3).
“Anh Ba Rèn có tính cương quyết, đã làm là làm tới cùng. Yêu cầu chiến trường thế nào là ở góc độ người lãnh đạo, anh bằng mọi cách đáp ứng... Anh thường nói:
“Biến không thành có, biến khó thành dễ, biến ít thành nhiều. Đã nhiêu thì phải làm cho tốt” và nó trở thành khấu hiệu của xưởng” (lời ông Nguyễn Tấn Phát - Ba Phát).
Có một câu chuyện được ông Tám Hải (Đào Hồng Hải, nguyên Trưởng Ban Kỹ thuật xưởng) và các cựu binh hay kế: Những năm 1961-1962, địch thường sử dụng tàu lớn đi càn trên sông Cái Tàu, du kích xã dùng súng trường bắn chỉ trầy xước.
Những lần sau đi càn, chúng phát loa: “Thưa quý vị, đây là tàu sắt chứ không phái tàu cây, đừng bắn, trầy nước sơn tốn công son lại”. Tức mình, ông Ba Rèn và các cán bộ xưởng đã nghiên cứu sản xuất ra được đạn SSAL và ông trực tiếp chỉ huy bắn, làm thủng 2 tàu sắt cỡ lớn (tàu mặt dựng) của địch. Bọn địch hoang mang, đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí. Chiến thắng này gây tiếng vang lớn trong cả nước, bẻ gãy được chiến thuật “công sự nổi trên sông” của Mỹ - Diệm.
Không chỉ giỏi điều hành, ông còn được đồng đội đánh giá cao trong lối sống. “Ảnh rất dân chủ, rất hoà đồng, vui vẻ với anh em, cả câp dưới, lính tráng. Sai thì nghiêm chỉnh kỷ luật, nhưng anh em có gì sơ' suất thì ảnh kêu lại phân tích, bảo ban nhỏ nhẹ. Chưa bao giò' nghe ở ảnh một tiếng chửi thề. Vì vậy mà anh em ai cũng thương” (lời ông Phan Văn Diệp - Năm Diệp).
Từ những công lao xuất chúng, năm 1965, ông Ba Rèn được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Cũng từ năm 1965, ông được rút vê Quân khu giữ các cương vị Phó rồi Trưởng ban Quân giới Quân khu, Phó Phòng Hậu cân, đặc trách ngành quân giới Quân khu. Ở cương vị mới, ông tiếp tục phát húy bản lĩnh chính trị, tài năng kỹ thuật, vững vàng lãnh đạo xưởng Quân khu bám trụ rừng U Minh, xây dựng công sự, hầm hào, vừa sản xuất vũ khí, vừa kiên cường đánh địch bảo vệ địa bàn, hoàn thắnh xuất sắc cả 2 nhiệm vụ “phục vụ chiến đấu và chiến đấu”.
Năm 1976 ông về Cà Mau giữ chức vụ Giám đốc Sở Công nghiệp Minh Hải. Năm 1987, ông nghỉ hưu.