Tiểu sử tóm tắt tên đường Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Bảy
- Lộ giới: 12,0m; Lòng đường: 8m, vỉa hè 2x2m, độ dài 764m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Giáp đường Ngô Quyền, khóm 5, phường 1; Điểm cuối: Giáp đường số 4, khóm 3, phường 9.
Nguyễn Văn Bảy (1936-2019)
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, phi công không quân nhân dân Việt Nam, Đại tá Nguyễn Văn Bảy (sinh năm 1936) tên thật là Nguyễn Văn Hoa.
Ông quê ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, là con thứ sáu trong gia đình do cách gọi của người miền Nam theo thứ tự nên dần dần cái tên Nguyễn Văn Bảy trở thành tên chính của ông
Năm 1953, khi mới được 17 tuổi, ông Bảy trốn đám cưới theo yêu cầu của gia đình để đi bộ đội và tập kết ra Bắc, bắt đầu học lái phi công.
Tuy nhiên, để có thể học lái máy bay thì trình độ phải học xong lớp 10/10 (tương đương với lớp 12 hiện nay) trong khi đó ông mới chỉ học hết lớp 3. Vì vậy ông Bảy chỉ có 7 ngày để hoàn thành xong chương trình của 7 lớp còn lại. Thời gian sau đó, ông Bảy dần được thăng lên hàm Đại tá và giữ nhiều chức vụ trong quân chủng như Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phi công tại Liên Xô, ông trở về nước và bắt đầu tham chiến ở mặt trận trên không.
Từ năm 1965-1968, với chiếc máy nay MiG-17 – loại máy bay mà quân đội Mỹ cho là đống sắt gỉ ông đã bắn hạ tổng cộng 7 máy bay Mỹ, gồm hai chiếc F-105 và năm chiếc F-4 – đây đều là những máy bay hiện đại hơn nhiều so với MiG-17.
Ông Nguyễn Văn Bảy là một trong 17 chiến sĩ được xếp hạng “Ách” (bắn rơi 5 máy bay địch trở lên) trong kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1975, cụ tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần ThơHằng ngày, cuộc sống về hưu của phi công huyền thoại chỉ xoay quanh các công việc rất bình dị như: nuôi cá, trồng lúa, chăn heo.
Khi nhiều người thắc mắc tại sao ông không sống ở thành phố và xót thương cho cuộc sống hằng ngày lặn ngụp dưới ao.
“Tại là tôi không quen và không thích sống ở thành thị, suốt ngày ngồi trong nhà cà phê, đọc báo, có vậy thôi thì chán lắm, không lao động lại nhanh chết nữa”, anh hùng Nguyễn Văn Bảy nói.
Cùng với anh hùng La Văn Cầu, phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy là hai anh hùng được vinh dự đặt tên cho một con đường ngay khi còn sống. Từ năm 2009, con đường nằm vuông góc với đường Lê Hồng Phong (phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã mang tên anh hùng Nguyễn Văn Bảy.
Tháng 4/2019, nhà văn Trúc Phương đã ra mắt cuốn truyện ký Người anh hùng chân đất viết về cuộc đời của ông Nguyễn Văn Bảy.
Ngày 18/9/2019, trong khi đang làm vườn thì ông Bảy bị đột quỵ. Gia đình đưa ông cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM). Các bác sĩ xác định ông bị xuất huyết não tuy nhiên lại không thể phẫu thuật.
Sau khi biết tin cụ Bảy phải nhập viện, nhiều cựu phi công Mỹ đã lo lắng gửi lời hỏi thăm.
Tối ngày 22/9 anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy qua đời, hưởng thọ 84 tuổi.