- Lộ giới: 22,0m; Lòng đường: 12m, vỉa hè 5x2m, độ dài 1.072m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Giáp Kênh Rạch Rập, khóm 1, phường 8; Điểm cuối: Giáp Trạm Miến Điện, khóm 7, phường 8.
Nguyễn Đình Chiểu, Danh sĩ cận đại, hiệu Trạch Phủ, con cụ Nguyễn Đình Huy và Trương Thị Thiệt, quê Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Tổ tiên ông vốn ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Năm Qúy Mão 1843 ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Năm 1847 ông ra Huế học thêm để chờ khoa thi Kỷ Dậu 1849 sắp tới. Bỗng được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang, dọc đường bị bệnh và mù cả đôi mắt.
“Lỡ bề báo hiếu, lỡ bề lập thân”, từ ấy ông an phận ở Gia Định, ngồi dạy học, nhân dân xưng tụng ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.
Giặc pháp xâm chiếm Gia Định, ông lui về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Trong cơn quốc biến, ông lên tiếng căm hờn bọn cướp nước trong bài CHẠY GIẶC.
Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Ông làm văn tế Vong hồn mộ nghĩa, thơ văn thương xót Trương Định, Phan Tòng và xót xa cả về cái chết của Phan Thanh Giản.
Đại diện thực dân Pháp là viên Tham biện tỉnh Bến Tre, Michel Ponchon đã cùng thông dịch viên là Lê Quang Hiền đến thăm ông, tỏ ý trả lại ruộng đất của ông với sự ưu đãi, ông khẳng định thái độ với lời từ khước dứt khoát:
“Đất chung còn bị mất, đất riêng còn có được sao?”
Nguyễn Đình Chiểu không những là nhà thơ lớn mà còn là một chiến sĩ, một nhà văn hóa của nhân dân ta hồi cuối thế kỉ XIX. Ông mất năm 1888, thọ 66 tuổi.
Tập tin đính kèm 1
Tập tin đính kèm 2