- Lộ giới: 22,5m; Lòng đường: 12,5m, vỉa hè 5x2m, độ dài 316m, kết cấu mặt đường bê tông.
- Điểm đầu: Giáp đường Huỳnh Thị Kim Liên, phường 1; Điểm cuối: Giáp đường Tố Hữu, phường 1.
Phạm Hồng Thám (1902-1978) (tức Tuấn), còn có các bí danh: Phạm Thái (1921-1931), Đông Phương, Thanh Phong, Hai Phước (1935-1951). Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, anh em thường gọi là Côn Đuôi (Kol 12). Đồng chí Phạm Hồng Thám sinh ngày 6-2.1902, nguyên quán ở xã Thuận Vi (nay là xã Bách Thuận), huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tháng 8-1920, anh Thám xin đi lính mộ cho Pháp để được lãnh trước một số tiền gởi về giúp gia đình. Đầu năm 1921, thực dân Pháp đưa hàng ngàn lính Việt Nam sang Pháp, trong đó có anh Phạm Hồng Thám. Năm 1925, anh Thám cùng các đơn vị lính tập Việt Nam được đưa về nước. Sau đó, anh được kết nạp vào Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Ngày 1-5-1929, đồng chí được kết nạp vào chi bộ đặc biệt (trong trại, lính) của Đông Dương Cộng sản Đảng (tức là Đảng Cộng sản Việt Nam). Tháng 2-1930, đồng chí Phạm Hồng Thám bị địch bắt và giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Từ năm 1932 - 1934, nhiều lần đồng chí Thám cùng một số đồng chí khác tổ chức vượt Côn Đảo, nhưng - không thành. Về Năm Căn, đồng chí Thám làm quen với đồng bào làm nghề rừng. Tại đây, đồng chí mua được một giấy thuế thế thân mang tên là Lê Hồng Phương. Đồng chí Thám sửa lại là là Đông Phương, với bí danh là Đông Phương, sau sửa lại là Thanh Phong. Tháng 8-1935, đồng chí Thanh Phong đến Rạch Gốc (xã Tân An). Tại đây, đồng chí đã gặp giáo Hiển (Phan Ngọc Hiền). Sau đó, đồng chí đi một số nơi thuộc tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá khôi phục và phát triển tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể quần chúng. Đồng chí hoạt động lâu nhất là ở thị trấn Cà Mau. Giữa năm 1936, đồng chí Thanh Phong liên lạc được với Xứ ủy Nam Kỳ, trong đó có một số đồng chí tù Côn Đảo vượt ngục về. Cuối tháng 7-1937, đồng chí Thanh Phong được Xứ ủy Nam. Kỳ chỉ định vào Liên tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang. Đồng chí được phân công phụ trách ba tỉnh: Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng. Tại hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ tháng 3-1940, đồng chí Thanh Phong được bổ sung vào Xứ ủy và tham gia Ban quân sự và binh vận của Xứ ủy. Sau đó, đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Xứ ủy. Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), theo tiêu chuẩn được tập kết ra miền Bắc, nhưng đồng chí xin ở lại miền Nam tiếp tục chiến đấu. Đồng chí được giao giữ một số vàng và vũ khí. Cũng trong thời gian này, đồng chí được tổ chức Đảng phản công (làm nhiệm vụ tổ chức bảo vệ đồng chí Lê Duẩn ở lại lãnh đạo cách mạng miền Nam. Sau khi đồng chí Lê Duẩn ra miền Bắc, Tỉnh ủy Bạc Liêu phân công đồng chí Thanh Phong làm cố vấn cho tiểu đoàn Ngô Văn Sở, đơn vị bảo vệ căn cứ trực thuộc Tỉnh ủy. Năm 1964, vì tuổi cao, sức yếu, đồng chí Thanh Phong được rủi về công tác ở Ban tổ chức Khu ủy Tây Nam Bộ. Năm 1967, vì sức ép của bom đạn địch làm điếc cả hai tai, đồng chí được nghỉ điều dưỡng lâu dài. Sau ngày miền Nam giải phóng 1975, đồng chí trở lại Nam Bộ, trị bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh. . . Tháng 4-1978, đồng chí Thanh Phong về thăm tỉnh Minh Hải, được Tỉnh ủy đón tiếp hết sức ân cần, cảm động. Sau đó, đồng thi trở ra Hà Nội trị bệnh tại bệnh viện Việt-Xô và đồng chí Phạm Hồng Thám đã từ trần ngày 5-8-1978, thọ 76 tuổi.