- Lộ giới: 20,0m; Lòng đường: 8m, vỉa hè 6x2m, độ dài 960m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 5; Điểm cuối: đường Ngô Gia Tự, khóm 5, phường 5.
Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) sinh tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cha ông là nhà giáo Phạm Ngọc Thọ, mẹ thuộc dòng hoàng tộc Huế, là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh. Ông mồ côi mẹ khi mới lên 2, không bao lâu cha ông cũng qua đời. Chị ông là bà Phạm Thị Ngọc Diệp lấy chồng là dược sĩ giàu có, vì thế bà có điều kiện nuôi nấng, giúp đỡ em trai học lên bác sĩ. Vốn thông minh, học giỏi, khi tốt nghiệp tú tài, ông thi vào theo học tại Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.
Tại Pháp, ông được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao vùng núi phía đông nước Pháp, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa tại Viện Điều dưỡng Haute Ville.
Năm 1936, ông trở về Việt Nam. Về nước, ông mở phòng khám tư, rất đông khách. Thu nhập của ông cao hơn bất cứ ông đốc phủ sứ nào thời đó và ông đã nhanh chóng giàu có và mua hàng ngàn mẫu đất ở miền Tây, mua nhiều biệt thự ở Đà Lạt, liên tục đổi xe hơi.[1] Cũng trong thời kỳ này, ông bắt đầu tham gia hoạt động yêu nước. Thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936-1939), ông tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn và một thời hoạt động là Tổng Thư ký của Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Tháng 3 năm 1945, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhờ có công cứu được Ida, một trùm mật vụ của Nhật nên được Nhật cử I-đa đưa lời mời ông đứng ra thành lập tổ chức Thanh niên Tiền phong vào tháng 4 năm 1945, cũng chính tổ chức này đã tham gia cướp chính quyền tháng 8 nǎm 1945.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông được phân công là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn Chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng Lao Động Việt Nam, Thứ trưởng Y tế (1954-1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế.
Năm 1968, ông vào chiến trường miền Nam, trực tiếp tổ chức và tham gia cứu chữa thương binh, tìm cách trị bệnh cho nhân dân và chiến sĩ. Do sức khỏe kém, cộng với lao lực, ngày 7 tháng 11 nǎm 1968, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua đời do viêm phúc mạc mật và bị sốt rét ác tính. Lễ tang của Ông được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc Điếu văn tại Lễ Truy điệu.
Tập tin đính kèm 1
Tập tin đính kèm 2