- Lộ giới: 30,0m; Lòng đường: 18,0m, vỉa hè 2x6m; khoản lùi xây dựng: 6,0m độ dài 1.774m, kết cấu mặt đường nhựa
- Điểm đầu: Ngô Quyền, khóm 1, phường 9; Điểm cuối: Nguyễn Trãi, khóm 1
TẠ UYÊN (1898 - 1940) Đồng chí Tạ Uyên (tức Châu Xương), sinh ngày mồng 5 tháng 8 năm 1989, tại làng Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Đồng chí là con cụ Tạ Hoạt và cụ Lê Thị Huynh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân tương đối khá, đồng chí được đi học và đỗ khóa sinh năm 18 tuổi. Để khỏi bị bọn chức dịch trong làng áp bức, khinh bỉ, gia đình đã "chạy" cho đồng chí cái "chân phó lý". Nhưng, chức phó lý cũng chỉ là tay sai cho bọn chánh tổng, lý trưởng..., vẫn bị chèn ép và ít khi được ra khỏi lũy tre xanh nơi thôn xóm. Chán ghét cái phận lúc nào cũng phải cúi đầu, khoanh tay, ra thưa, vào bẩm bọn quan trên và bọn đàn anh trong làng, trong tổng, đồng chí đã bỏ chức phó lý, đi học đạc điền. Cuối khóa, trúng tuyển, đồng chí được cấp bằng thư ký đạc điền. Với chức trách này, đồng chí có điều kiện đi đây, đi đó để xem xét, đo đạc ruộng đất, làm công việc địa bạ trong toàn huyện...
Năm 1925, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập và phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Kỳ bộ Bắc Kỳ đã cử cán bộ về gây cơ sở ở Ninh Bình. Cuối mùa thu năm 1927, tại Quỳnh Lưu (Nho Quan) tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên đã ra đời. Từ khởi điểm cách mạng Quỳnh Lưu, tổ chức cách mạng này tiếp tục phát triển sang Yên Mô, Gia Viễn, Gia Khánh. Hồi ấy, có mấy anh em thanh niên yêu nước của Ninh Bình học tại Nam Định đã được giác ngộ và kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Do quen biết từ trước, thấy đồng chí Tạ Uyên có tâm hồn yêu nước, tính tình phóng khoáng, khảng khái, yêu quý tự do, các đồng chí đã giới thiệu đồng chí Tạ Uyên với tổ chức. Được hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, về đường lối cách mạng của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, như con chim đang muốn xổ lồng, tung bay trong bầu trời cao rộng, đồng chí vô cùng sung sướng, gia nhập tổ chức cách mạng này. Được ánh sáng cách mạng soi đường, sẵn bầu nhiệt huyết sôi nổi của tuổi trẻ, đồng chí say mê hoạt động, không nề hà mọi nguy hiểm gian nan, ngày đêm đi tuyên truyền, giác ngộ những anh em có lòng yêu nước và đưa họ vào tổ chức. Tháng 10 năm 1927, chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội Yên Mô đã ra đời tại làng Côi Trì (nay thuộc xã Yên Mỹ), đồng chí Tạ Uyên được cử làm bí thư. Tuy hoạt động phải hết sức bí mật, nhưng chức "thư ký đạc điền" đã giúp đồng chí có điều kiện thuận lợi đi lại nhiều nơi trong huyện, trong tỉnh để vận động cách mạng. Theo chủ trương của chi bộ, đồng chí đã chon Bích Động (nay thuộc xã Ninh Hải, huyện Gia Khánh. Trước kia, xã Ninh Hải thuộc địa phận tổng Lận Khê, huyện Yên Mô) làm một trong những địa điểm in truyền đơn của Đảng. Bích Động là một nơi kín đáo, hẻo lánh, nui đá trùng điệp, đường đi lại khó khăn, nếu bị lộ, có nhiều đường thoát. Nhân dân Đam Khê Trong (gần Bích Động) giàu lòng yêu nước, hết sức giữ gìn, che chở, bảo vệ cán bộ cách mạng. Từ "xưởng in" Bích Động và các nơi khác, truyền đơn, thơ ca cách mạng đã xuất hiện nhiều lần như: cây đa đầu làng Mai Thôn, Chợ Ghềnh, ngã ba đường đi Thanh Hóa - Nho Quan - Ninh Bình (Yên Bình), Quảng Từ, Quảng Phúc, Nộn Khê (Yên Từ), Cầu Hội, Cổ Lâm (Yên Thái), Núi Bảng, Chợ Mo, Cầu Bút (Yên Mạc), chợ Kênh, chùa Hang (Yên Thành)... Hoạt động ở đâu, đồng chí Tạ Uyên cũng khơi sâu trong lòng người nỗi khổ cực của người dân mất nước, khêu gợi lòng yêu nước và kêu gọi quần chúng đoàn kết đấu tranh bằng những vần thơ: