Tiểu sử tóm tắt tên đường Nhân vật lịch sử Đỗ Thừa Tự
Thứ Năm, 04/04/2024 04:03
-Lộ giới: 12,0m; Lòng đường: 6m, vỉa hè 3x2m, độ dài 480m, kết cấu mặt đường Nhựa.
- Điểm đầu: Đường Nguyễn Trung Thành, khóm 5, phường 1; Điểm cuối: đường Phan Đình Giót, khóm 5, phường 1.
Đỗ Thừa Tự (?-1875), Ông Đỗ Thừa tự sinh vào đầu thế kỷ 19, tên đường gọi là ngươn mất ngày mùng 3 tháng năm (1885), quê ở Lai Dung - Sa Đéc (Đồng Tháp). Ông là con trai trưởng của cử nhân Đỗ Văn Nhân, người phụ tá đắc lực của Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, Đỗ Thừa Tự là anh em của anh hùng Đỗ Thừa Luông (Tên thường gọi là Long). Năm 1872, tại khu vực Vàm Cái Tàu (nay thuộc xã Khánh An huyện U Minh), hai anh em là Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự đã khởi nghĩa kháng Pháp. Nhiều trai tráng trong vùng đã hưởng ứng nhiệt tình. Những chiến sĩ từng theo nghĩa quân Trương Định và anh hùng Nguyễn Trung Trực di tản về vùng Cà Mau sau thất bại hai cuộc khởi nghĩa ở Gò Công - Tiền Giang và trên song Nhật Tảo ở Kiên Giang cũng tham gia, lực lượng nghĩa quân của hai ông đã lên đến hàng trăm người.
Mặc dù chỉ có vũ khí thô sơ như: giáo mác, tầm vong vật nhọn, nhưng nghĩa quân của hai ông đã tập kích gây cho giặc Pháp và chính quyền tay sai lúc bấy giờ nhiều thiệt hại. Binh lính Pháp và quân triều đình đều sợ hải dũng khí và lòng quả cảm của nghĩa quân họ Đỗ. Quân khởi nghĩa cũng đã thắng một số trận thu được súng trường và cả đại bác của Pháp rồi kéo về vùng U Minh hạ.
Tham gia khởi nghĩa với anh em họ Đỗ còn có một người Hoa gốc Hải Nam tên là Lồng Ban. Ông Lồng Ban đã được giao nhiệm vụ phối hợp với ông hai Khoa và ông Hài Thầy Tu qua xiêm (Thái Lan) mua vũ khí vừa về đến Vàm Sông Ông Đốc thì bị giặc phát hiện. Người thi bị bắt lưu đày còn vũ khí thì bị thịch thu. Chẳng chịu bó tay, lực lượng khởi nghĩa quân của Đỗ Thừa Luông - Đỗ Thừa Tự kéo về trụ sở tại Rạch Lớn, Rạch Nhỏ (sau này là Rạch Hàng Lớn, Rạch Hàng Nhỏ) hàng hai cái cản chặn tàu tây. Năm 1885 tại nơi đây, cuộc chiến đấu không cân sức đã diễn ra ác liệt, Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự và nhiều nghĩa quân khác đã anh dũng hy sinh.
Cuộc khởi nghĩa Cái Tàu của hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự tuy thất bại nhưng đã làm nung nấu thêm tinh thần và ý chí kháng Pháp của quân và dân U Minh những năm sau này.