- Lòng đường: 3,5m, vỉa hè 1x2m, độ dài 900m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Vòng xoay Ngô Quyền, khóm 1, phường Tân Xuyên; Điểm cuối: Cầu Bạch Ngưu (nhỏ), khóm 1, phường Tân Xuyên.
HÀ HUY GIÁP (1908 – 1995): Ông quê xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, tốt nghiệp Thành Chung ở trường Quốc học Vinh, sau ra học Tú tài tại trường Bưởi, nhưng năm 1926 bị đuổi học vì tham gia phong trào bãi khóa để ta cụ Phan Châu Trinh.
Năm 1927, ông được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, năm 1928 – 1929 vào Nam Kỳ dạy học tại Sa Đéc học đường và tiếp tục hoạt động vận động các mạng, tham gia chủ trương “vô sản hóa” ở Đồng Tháp Mười, Cần Thơ. Năm 1930, ông được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ, rồi ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ, rồi ủy viên Thường vụ Xứ ủy phụ trách tuyên huấn. Năm 1931, bị địch bắt tại Sài Gòn và bị xử án chung thân đày ra Côn Đảo. Năm 1936 được trả tự do, trở về hoạt động ở nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), lãnh đạo công nhân đấu tranh, đình công đòi quyền lợi kinh tế… Ông bị Pháp bắt lại và xử 3 năm tù ngồi và 3 năm quản thúc, hết tù Đắc Lay (Kom Tum) đến trại tập trung Tra Kê (Phú Yên).
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (3-1945), ông về công tác tại Sài Gòn, tháng 8-1945 được cử đi dự Hội nghị Tân Trào, rồi về Nam bộ tham gia lãnh đạo kháng chiến. Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ hai, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách tuyên huấn của Trung ương cục miền Nam.
Từ năm 1956 đến năm 1987, ông đã giữ các chức vụ: Phó trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ủy viên Trung ương Đàng khóa III, Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa và Hội Văn nghệ, Phó trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Năm 1982, ông được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh vì đã có nhiều công lao đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.