- Lộ giới: 24,0m; Lòng đường: 12m, vỉa hè 6x2m, độ dài 1.688m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Giáp đường Cao Thắng khóm 2, phường 8; Điểm cuối: Giáp Công ty Minh Phú, phường 8.
Lê Hồng Phong (1902-1942), Ông sinh ra trong một gia đình nông dân lao động tại làng Thông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Lớn lên, Lê Hồng Phong làm thư kí cho một hiệu buôn, rồi làm thợ ở Nhà máy diêm Vinh để kiếm sống. Chính ở đây, ông được giác ngộ cách mạng.
Đầu năm 1924, ông cùng Phạm Hồng Thái sang Thái Lan, rồi Trung Quốc để liên lạc với cách mạng. ít lâu sau, ông được kết nạp vào Tâm tâm xã, rồi gia nhập Cộng sản đoàn, nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện về chủ nghĩa Mác - Lênin. Ông được gửi vào học Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) và Trường Không quân ở Liên Xô, tiếp đó, vào học Trường Đại học Phương Đông nghiên cứu lí luận cách mạng (tháng 10-1928).
Cuối năm 1931, ông lên đường về nước.
Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1932, ông tìm cách chắp mối liên lạc với người trong nước để củng cố cơ sở Đảng còn lại sau cuộc khủng bố dã man của thực dân Pháp (1930- 1931).
Năm 1934, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc), Lê Hồng Phong được bầu vào Ban Chấp hành trung ương, giữ cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3-1935). Năm 1936 ông về Trung Quốc (tháng 7 - 1936), triệu tập hội nghị Trung ương mở đầu thời kì mới của Cách mạng Việt Nam, thời kì Mặt trận dân chả.
Cuối nãm 1937, Lê Hồng Phong về Sài Gòn, Chợ Lớn cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước. Lúc này, vợ ông (Nguyên Thị Minh Khai) là Bí thư thành uỷ Sài Gòn.
Tháng 6 năm 1939, Lê Hồng Phong bị địch bắt. Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn nhưng không kết quả. Vì không có chứng cớ để buộc tội, cuối cùng, chúng kết án ông 6 tháng tù về tôi mang căn cước giả. Hết hạn tù, ông bị đưa về làng quản thúc.
Ông qua đời ngày 5-9-1942, hưởng dương 40 tuổi.
Tập tin đính kèm 1
Tập tin đính kèm 2