- Lộ giới: 17,0m; Lòng đường: 7m, vỉa hè 5x2m, độ dài 600m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Giáp đường Quang Trung, khóm 3, phường 7; Điểm cuối: Giáp Cầu Huỳnh Huỳnh Thúc Kháng, khóm 6, phường 7.
Phan Bội Châu (1867-1940), Chí sĩ, Danh sĩ nguyên tên là Phan Văn San sau đổi là Bội Châu hiệu Sào Nam và nhiều biệt hiệu khác: Hải Thi, Thị Hán, Độc Tĩnh Tử, Hãn Mạn Tử… Con ông Phan Văn Phổ và bà Nguyễn Thị Nhàn, sinh vào ngày 1 tháng 12 Đinh Mão (26 – 12 – 1867). Quê Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ, năm 1900 đỗ Giải nguyên trường thi Nghệ An, nhiệt tình yêu nước, ngay từ năm 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã viết bài dịch Bình Tây Thu Bắc, rồi cùng bạn là Trần Văn Lương thành lập đội “sĩ tử Cần vương” ở quê nhà.
Từ khi đỗ Giải nguyên, ông càng dốc tâm trí lo việc cứu nước, giao kết với chí sĩ khắp nơi. Năm 1904 vận động thành lập hội Duy Tân, năm sau cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc, rồi Nhật Bản xây dưng phong trào Đông du. Năm 1908, bị trục xuất khỏi Nhật, ông trở lại Trung Quốc, rồi sang Thái Lan xây dựng căn cứ hoạt động ở nước ngoài.
Đến năm 1925, ông bị tay sai pháp bắt cóc tại Thượng Hải, giải về nước. Chúng định thủ tiêu kín, nhưng việc bại lộ phải đưa ra xử trước Hội đồng đề hình của chúng, kết án khổ sai chung thân. Nhân dân toàn quốc đấu tranh đòi ân xá cho ông. Toàn quyền Varenne buộc lòng ra lệnh ân xá nhưng phải an trí tại Huế (Bến Ngự). Từ đấy ông không còn hoạt động chính trị gì nữa, chỉ còn niềm an ủi được nhân dân vẫn hướng lòng tôn kính với biệt danh “Ông già Bến Ngự”.
“Cụ Phan (Phan Bội Châu) là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quần chân chính. Dầu tôi là người pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ”.
Ngày 29 – 10 – 1940 ông mất tại lều tranh Bến Ngự Huế, thọ 73 tuổi.
Tập tin đính kèm 1
Tập tin đính kèm 2