Tiểu sử tóm tắt tên đường nhân vật lịch sử Võ Văn Ngân
Thứ Hai, 08/01/2024 04:06
- Lòng đường: 8m, vỉa hè 4x2m, độ dài 698m, kết cấu mặt đường Bê tông.
- Điểm đầu: Đường Huỳnh Thị Kim Liên, khóm 6, phường 1; Điểm cuối: Đường Võ Văn Tần, khóm 6, phường 1.
Võ Văn Ngân: Sinh năm 1902, mất năm 1939. Ông quê ở ấp Bình Tả, làng Đức Hòa, Quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn xưa, nay thuộc Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông là con thứ 12 (thứ út), thân là Võ Văn Sự, thân mẫu là Nguyễn Thị Toàn. Gia đình giàu truyền thống yêu nước, bên nội, bên ngoại đều tham gia chống Pháp và nhiều người bị giặc sát hại. Hai cụ thân sinh đều là nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu năm 1885. Bảy anh chị em gia đình Võ Văn Ngân lớn lên đều trở thành Đảng viên Đảng cộng sản, trong đó, 2 anh em Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân là ủy viên Trung ương Đảng, gia đình có 4 người hy sinh trước Cách mạng Tháng Tám.
Năm 1938, do bệnh tình ngày một trầm trọng, Võ Văn Ngân được Xứ ủy chuyển từ Bình Lý về gia đình ở ấp Bình Tả, làng Đức Hòa chữa trị. Tại đây, đồng chí Võ Văn Ngân trút hơi thở cuối cùng vào ngày 07/9/1939, khi mới 37 tuổi
Đến nay, gia đình dòng họ Võ Văn Ngân có đến 35 liệt sĩ, 5 mẹ Việt Nam Anh Hùng. Nhà thờ Võ Văn Ngân được khánh thành ỡ ấp Bắc Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn; những địa danh tên đường, tên trường ở Long An, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi mang tên ông như càng thêm khẳng định: Võ Văn Ngân xứng đáng là nhà lãnh đạo tiêu biểu của Đảng ta, người con ưu tú của quê hương Long An