image banner
Chào mừng bạn đến với trang thông tin Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Làm giàu như ông bảy Đủ
Màu chữ

Chiến tranh đã đi qua, hòa bình lặp lại, cái tên ông 7 Đủ (Phạm Văn Đủ, 66 tuổi), ấp Hòa Nam, xã Hòa Thành, TP Cà Mau vẫn được mọi người nhắc đến bởi ý chí kiên trì, quyết tâm thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình, trên cánh đồng cò bay thẳng cánh; mô hình lúa tôm của ông đã được bà con khắp nơi đến tham quan học hỏi và khâm phục trước cách làm giàu của ông.

Hiện vườn thanh long của ông Đủ đang say trái

Là vùng đất huy hoạch nuôi tôm của tỉnh Cà Mau, xã Hòa Thành đang dần cải tiến hóa các mô hình nuôi tôm như: Nuôi tôm công nghệ cao, mô hình nuôi tôm nước tỉnh,… với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tuy nhiên tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã phần nào làm chất lượng tôm của TP. Cà Mau bị giảm sút.

Chính người nông dân họ phải tìm hướng đi riêng cho mình và ông 7 Đủ là một trong số đó, mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm được ông tiên phong thử nghiệm, thành công đến với ông như một điều may mắn. Không làm người Cựu chiến binh chùn bước, để phát huy mô hình này, với vai trò là chi hội trưởng hội nông dân của ấp, ông 7 Đủ đề xuất lên hội Nông dân TP Cà Mau thành lập tổ hội nghề nghiệp lúa – tôm tại chi hội ấp Hòa Nam, trong đó có 17 thành viên.

Còn nhớ những năm chiến tranh ác liệt, từ năm 1962 – 1963, Cựu chiến binh Phạm Văn Đủ tham gia kháng chiến ở Vàm Mương Điều, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi và cũng là quê gốc của ông; đến năm 1968 ông tham gia du kích ở ấp Hòa Trung, cùng lúc đó, gia đình ông 7 tản cư về đất Hòa Thành sinh sống cùng gia đình, trên 10 công đất mà mình có được, ông 7 Đủ trồng lúa, lấy cơ nghiệp làm đầu, ông quyết tâm phát triển kinh tế gia đình, nuôi vợ nuôi con.

Cựu chiến binh Phạm Văn Đủ kể: “Hồi đó lúa chỉ làm 1 vụ thôi, cấy không phân thuốc; năng suất 1 công khoảng mười mấy dạ, sau này mình mới sạ nhưng 2 vụ cũng không đạt, nhưng cũng được hai mươi mấy dạ/1 công, đến năm 2001 chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì bắt đầu làm vuông, rồi làm từ từ đến nay”.

Khi đó ông 7 Đủ nuôi tôm quảng canh (năm 2001), nhưng hiệu quả kinh tế không cao, sau một thời gian ông nhận thấy vùng đất mình đã hết màu mỡ, một lần đi tìm tòi học hỏi người con trai mình ở huyện U Minh, thấy hiệu quả giữa lúa và tôm kết hợp. Nhiều đêm trăn trở, ông 7 Đủ quyết tâm trồng một vụ lúa, 1 vụ tôm. Ông 7 Đủ nghĩ rằng, khi trồng lúa sẽ tạo thức ăn cho tôm từ gốc rạ, tạo môi trường sống cho tôm. Đồng thời cây lúa sẽ hút chất độc từ đất và cải thiện được môi trường nước.

Đang thời điểm bắt đầu gieo sạ, ông 7 Đủ nuôi cua kết hợp, cho thu nhập trên 25 triệu đồng mỗi năm

Khoảng giữa tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch, ông 7 Đủ bắt đầu gieo sạ, ông chọn giống 1 bụi đỏ vì chịu được độ mặn cao, thời gian lại dài. “Mình mua cao su trải trên đất, bề dày khoảng 5 phân, lấy giá xới đất đều để ngâm lúa giống; ngâm qua 1 đêm, đến sáng thì để ráo, từ từ lúa phát triển lên cao khoảng 1 tháng rồi tôi “bóc” ra “tỉa”; mình để trên miếng ván hoặc miếng nhựa cho cứng rồi gieo sạ, khi gieo ném cùng nắm đất với lúa giống”. Ông Phạm Văn Đủ phân tích.

Theo ông 7 Đủ, nếu mình ném 1 nắm đất cùng với lúa như vậy thì cây lúa sẽ có sức hút với đất, thời gian chịu nắng 5 đến 7 ngày là chuyện bình thường, con tôm thì đạt đầu con. So với nuôi tôm quảng canh thì hiệu quả hơn, môi trường sống của con tôm lại dồi dào. Với 1 năm là vụ lúa, tôm mỗi tháng thì thả liên tục, qua 1 năm đầu thử nghiệm và thu hoạch, ông Phạm Văn Đủ thu về trên 100 triệu đồng.

Đến nay, mô hình của ông 7 Đủ đã được bà con ở ấp khác đến học hỏi, tuy là mô hình mới, nhưng ông 7 Đủ hướng dẫn rất nhiệt tình cho bà con từ khâu chọn giống đến khâu ném lúa giống. Năm 2017, Tổ hội nghề nghiệp của ấp đã ra đời, mô hình này trong tương lai sẽ được nhân rộng và phát triển.

Đồng hành cùng với nông dân, ông Lê Văn Tài, Chủ tịch hội nông dân xã Hòa Thành nhận định: “Qua chỗ anh Đủ thấy mô hình làm ăn có hiệu quả, chi phí rất là ích; 5 công đất chỉ dùng 5kg lúa giống thôi, nhưng thu hoạch thì rất cao. Qua mô hình này hiệu quả năm 2016, thì hội nông dân xã sẽ nhân rộng ra, chỉ đạo tuyên truyền, vận động cho nhân dân trồng 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm; đến nay đã thành lập được tổ hội nghề nghiệp ở ấp Hòa Nam, tiếp tục chỉ đạo thành lập ở ấp Tân Phong B, có 18 hộ ở kinh Lung Môn, đa phần bà con rất đồng tình cách là này từ mô hình của ông 7 Đủ”.

“Đồng vợ đồng chồng, tát biển đông cũng cạn”, thành công của ông 7 Đủ luôn được vợ mình – bà Đào Thị Sáu (65 tuổi) đồng hành bên cạnh. Không những vậy, bà Đào Thị Sáu còn trồng trọt hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Đưa tôi ra vườn thanh long nặng trĩu trái, bà Sáu bộc bạch: “Ai đi ngang đây cũng nhìn nhà tôi hết, ở dưới ruộng thì lúa xanh tốt, trên bờ thì trồng thanh long đỏ ao, nếu vụ lúa này “trúng lớn”, vợ chồng tôi sẽ đào ao nuôi cá; mở rộng thêm diện tích cây trồng…”.

Không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm làm giàu - đó là đức tính của Cựu chiến binh Phạm Văn Đủ, ông xứng đáng là người lính Cụ Hồ trong thời bình; người nông dân năng động sáng tạo. Đối với ông, niềm vui đôi khi chỉ là nhìn thấy cây lúa phát triển tốt, vươn mình đón nắng. Nhìn cánh đồng lúa xanh bạt ngàn phì nhiêu, xanh thẳm của ông, chúng tôi ao ước cho nông dân có một vụ mùa bội thu, nhà nhà no ấm.


no image
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Anh-tin-bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Lượt truy cập
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao thành phố Cà Mau

Địa chỉ: Số 77, đường Ngô Quyền, Phường 9, TP. Cà Mau 

Điện thoại: 0290.3831610  - Fax: 0290.3834281 

Email: vpubndtpcm@camau.gov.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Tăng Vũ Em, Trưởng Ban biên tập Trang TTĐT thành phố Cà Mau  

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang