Tiểu sử tóm tắt tên đường Danh nhân Lưu Hữu Phước
Thứ Ba, 16/07/2024 11:19
- Lộ giới: 12,0m; Lòng đường: 8m, vỉa hè 3x2m, độ dài 464m, kết cấu mặt đường nhựa.
- Điểm đầu: Giáp đường Lê Hồng Phong, khóm 8, phường 8; Điểm cuối: Giáp đường Lê Vĩnh Hòa, khóm 8, phường 5.
Lưu Hữu Phước (1921-1989): Là nhạc sĩ hàng đầu của Việt Nam, Ca khúc Tiếng gọi thanh niên (1941), Xếp bút nghiên (1944), Lên đàng (lời Huỳnh Văn Tiểng, 1944) là những sáng tác gắn chặt với không khí của những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, hai mảng đề tài: Lịch sử và thanh niên luôn được ông khai thác và gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng. Đó là ca khúc: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch (cùng làm lời với Nguyễn Đình Thi, 1947), Tuổi hai mươi xuống đường, Giải phóng miền Nam (1961- lời Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng, Bài ca giải phóng quân, Hành khúc giải phóng (viết cùng Hoàng Hiệp), Tiến về Sài Gòn (1966), Tình Bác sáng đời ta (1969)… Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước từng giữ nhiều chức trách: là giáo sư, Viện trưởng Viện nghiên cứu Âm nhạc, Chủ tịch hội đồng âm nhạc Quốc gia, Bộ trưởng Bộ thông tin – tuyên truyền và văn hóa của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhưng có lẽ đọng hơn cả là các tác phẩm của ông ngày càng thấm dần vào người dân Việt Nam nhiều thế hệ. Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tập tin đính kèm 1
Tập tin đính kèm 2